Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông

Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân; có chức năng nghiên cứu những vấn đề về an toàn giao thông trên toàn quốc; nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông theo chức năng nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân; tư vấn hoạch định chính sách và hoạt động khoa học công nghệ về lĩnh vực an toàn giao thông; thực hiện các chương trình, kế hoạch hợp tác trong nước và quốc tế về nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ của lực lượng cảnh sát giao thông trên toàn quốc theo quy định của Bộ Công an, của Học viện Cảnh sát nhân dân.

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông có 15 đồng chí. Trong đó, có 01 đồng chí có Học hàm Phó Giáo sư, 03 đồng chí Tiến sĩ, 06 đồng chí Thạc sĩ, 06 đồng chí Cử nhân.

Về cơ cấu tổ chức Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông: Có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Trung tâm được chia thành 3 tổ do 3 đồng chí tổ Trưởng phụ trách: Tổ Cơ sở dữ liệu và chính sách về an toàn giao thông, Tổ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Tổ hợp tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Định hướng nghiên cứu phát triển

Để tham mưu cho Bộ Công an có căn cứ đề xuất Chính phủ, các ngành, các địa phương, Trung tâm nghiên cứu an toàn giao thông xây dựng và tập trung vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp ở 3 yếu tố:

 

Một là, đối với yếu tố con người

Chủ yếu là người trực tiếp tham gia giao thông, yêu cầu đặt ra là phải giáo dục văn hóa giao thông, tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Hai là, đối với yếu tố phương tiện

Chủ trương của Bộ Công an thực hiện đăng ký, sử dụng xe chính chủ là hoàn toàn đúng đắn, xong việc tổ chức triển khai, kiểm tra và xử lý phải được sự vào cuộc của nhiều ngành nhiều cấp và sự tự giác của người sử dụng phương tiện. Công tác quản lý, kiểm tra định kỳ và đột xuất các thông số kỹ thuật các phương tiện giao thông là hết sức quan trọng để đảm bảo trật tự ATGT.

Ba là, đối với công tác quản lý nhà nước về TTATGT

Cần tập trung nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo Bộ Công an có căn cứ tham gia với Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ ngành và cơ quan chức năng khác về công tác đảm bảo TTATGT trên phạm vi toàn quốc.

BBT


 



Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

MỚI CẬP NHẬT

XEM NHIỀU NHẤT